Napthe.Vn Ff

Vì vậy, những khảo cứu của ông về lĩnh vự tháng 4 tiếng anh

【tháng 4 tiếng anh】Châu bản triều Nguyễn dưới góc nhìn của sử gia Chen Ching Ho

Vì vậy,âubảntriềuNguyễndướigócnhìncủasửtháng 4 tiếng anh những khảo cứu của ông về lĩnh vực này được giới thiệu trong Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn (Nguyễn Mạnh Sơn tuyển dịch và biên soạn, NXB Đà Nẵng vừa ấn hành) là nguồn tư liệu vô cùng quý giá.

Châu bản triều Nguyễn dưới góc nhìn của sử gia Chen Ching Ho - Ảnh 1.

Bìa sách Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn

A.QUÂN

Châu bản triều Nguyễn dưới góc nhìn của sử gia Chen Ching Ho - Ảnh 2.

Châu phê của vua Tự Đức trong Châu bản triều Nguyễn

T.L TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 1

SỬ LIỆU CĂN BẢN VỀ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI AN NAM

Trong bài viết Tạp ghi trong chuyến điền dã nghiên cứu thành Thuận Hóa (Huế), vào năm 1944, Giáo sư (GS) Chen Ching Ho tiếp cận những thông tin về Châu bản triều Nguyễn. GS Ho cho biết: "Phần lớn châu bản đều đã được chỉnh lý theo thứ tự ngày tháng năm, mỗi ba tháng hoặc nửa năm đóng thành một quyển, có đóng dấu son màu đỏ, được thâu tàng ở những chỗ còn trống trong sử quán, sắp xếp theo thứ tự từ hoàng đế Gia Long trở xuống lịch đại các hoàng đế. Có điều, bất cứ hòm sách nào cũng đều được sắc phong, thành ra nếu không có sắc chỉ chấp thuận, bất kỳ người nào cũng không được duyệt đọc. Chỉ khi biên soạn thực lục mới được có sắc chỉ chấp thuận cho mở niêm phong, nhưng cũng chỉ được đọc những phần cần thiết mà thôi".

Qua nghiên cứu các châu bản, GS Ho nhận định: "Việc sửa đổi quốc hiệu, theo thượng dụ của hoàng đế Minh Mạng nói "Đại Nam" chẳng qua là lược xưng của "Đại Việt Nam quốc", thế nhưng đây rõ ràng là thứ được tạo ra từ nền tảng… mà hoàng đế Minh Mạng đang ấp ủ. Tất nhiên quốc hiệu "Đại Nam" chỉ giới hạn sử dụng trong nước, đối với công văn gửi Thanh triều thì vẫn sử dụng danh xưng "Việt Nam". Còn hai chữ "Thực lục", không viết "實錄" mà lại viết "寔錄" là do kỵ húy. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn, GS Chen Ching Ho phát hiện và phân tích: "Không cần phải nói đến việc sáng tạo và phổ biến "chữ Nôm", thì trong khi sử dụng chữ Hán, người Việt cũng không sử dụng chính tự thông dụng Trung Quốc, mà cố ý dùng những tục tự của Trung Quốc như là chính tự của VN… Do đó "Thực lục 實錄" viết thành "Thực lục 寔錄" cũng thỏa mãn tâm lý đề cao tinh thần độc lập này".

Nhìn nhận chung qua nghiên cứu Đại Nam thực lục và Châu bản triều Nguyễn, GS Chen Ching Ho cho rằng: "… khi sử dụng Đại Nam thực lục làm sử liệu tiến hành khảo chứng, chúng ta cần đối chiếu với sử liệu của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và sử liệu phương Tây cùng thời đại, như đem ghi chép trong các kỷ của Đại Nam thực lục chính biên đối chiếu, so sánh với Châu bản triều Nguyễn".

Tác giả cũng đánh giá về độ chính xác, tin cậy trong các tài liệu triều Nguyễn: Phần Thực lục chính biên vốn được biên soạn dựa trên công văn hành chính tức châu bản qua các đời vua, cho nên ghi chép trong thực lục và nội dung của châu bản ít có sự sai lệch, nhưng riêng Thực lục tiền biên được biên soạn trong thời đại Tây Sơn binh đao liên miên, rất nhiều ghi chép khả tín bị thất tán, do đó không thể cho rằng mọi thông tin trong Thực lục tiền biên đều chính xác. Hai sự kiện GS Ho có sự so sánh, đối chiếu, để chỉ ra sai lệch thông tin là: Sự kiện cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, một bộ thủy quân họ Trịnh ở Đài Loan hơn 3.000 người, do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên thống lãnh, chia nhau ngồi trên hơn 50 chiếc thuyền xuôi xuống phía nam, đến Quảng Nam quy thuận chúa Nguyễn; và thời gian ra đời của Phủ Gia Định - cơ quan hành chính sớm nhất được chúa Nguyễn thiết lập ở Nam Việt...

BỔ SUNG NHỮNG KHIẾM KHUYẾT TRONG GHI CHÉP CỦA SỬ VIỆT

Theo ông Nguyễn Mạnh Sơn, người tuyển chọn và biên dịch cuốn sách Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn, trong thời gian dài làm việc, nghiên cứu tại VN và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu gốc nhờ thông thạo nhiều ngôn ngữ, GS Chen Ching Ho "tích lũy được vốn tri thức khổng lồ liên quan đến VN và được trải rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt như thư chí học, ngôn ngữ học, lịch sử, Hoa kiều ở VN. Dù trong lĩnh vực nào, các nghiên cứu của ông cũng thể hiện sự công phu, nghiêm cẩn trong khảo chứng, so sánh các nguồn tư liệu".

Ông Nguyễn Mạnh Sơn ví dụ, trong lĩnh vực thư chí học, GS Chen Ching Ho có nhiều nghiên cứu đáng chú ý về sử tịch quan phương của An Nam. Đầu tiên phải kể đến Đại Việt sử lược, tức là cuốn Việt sử lược hiện đang được lưu truyền hiện nay. Trần Văn Giáp dựa vào ghi chép trong sử thư cho rằng Việt chí tức Đại Việt sử kýđược Lê Văn Hưu biên soạn năm 1272 hoàn toàn chẳng liên quan gì đến Việt chítức Đại Việt sử lược do Trần Chu Phổ, sử gia triều Trần biên soạn; thậm chí ông còn cho rằng Trần Chu Phổ sống sau Lê Văn Hưu tới cả trăm năm. Tuy nhiên dựa trên khảo chứng, đối chiếu so sánh sử liệu, GS Chen Ching Ho cho rằng Trần Chu Phổ là bậc tiền bối của Lê Văn Hưu, họ Trần soạn Việt chí tức Đại Việt sử lược vào khoảng những năm 1250; sau đó đến năm 1272 thì Lê Văn Hưu dựa vào bộ sử do Trần Chu Phổ biên soạn tiến hành tu bổ và soạn ra Việt chí tức Đại Việt sử ký. Sau đó Đại Việt sử kýcủa Lê Văn Hưu được dâng lên triều đình, và đó là cuốn quốc sử đầu tiên của VN… Bên cạnh chính sử, GS Chen cũng khảo sát cả các nguồn tài liệu tư sử, trong đó Quốc sử di biên là một cuốn sách khá đặc biệt. GS Chen cho rằng đây là một bộ sử quan trọng bổ khuyết cho Đại Nam thực lục Đại Nam liệt truyện khi nghiên cứu về triều Nguyễn…

Có thể nói, với sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu, đặc biệt là nhờ thông thạo nhiều ngôn ngữ, bằng phương pháp đối chiếu với các tài liệu gốc từ nhiều nguồn khác nhau, GS Chen Ching Ho đã phân tích, nêu ra được những vấn đề mà do nhiều nguyên nhân, việc ghi chép sử của VN thời sơ, cận đại có những sai sót, khiếm khuyết nhất định. Đây cũng là bài học mà khi đọc Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn, các nhà biên soạn, nghiên cứu lịch sử VN - nhất là những người trẻ, rút ra được trong quá trình làm việc của mình. 

GS Chen Ching Ho (hay Ching Ho A.Chen, tức Trần Kinh Hòa) tự là Mạnh Nghị, sinh ngày 28.9.1917 tại Đài Trung (Đài Loan), mất ngày 19.11.1995. Ông nói, đọc và viết thông thạo các phương ngữ tiếng Hoa (Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến), Nhật, Việt, Anh và Pháp. Từ tháng 3.1943 - 9.1945, sau khi tốt nghiệp cử nhân sử Đông phương tại Đại học Keio (Tokyo, Nhật Bản), ông đến thực tập tại Trường Viễn Đông Bác cổ (Hà Nội); có vợ người VN là bà Đặng Thị Hòa. Từ năm 1946 -1994, ông là giảng viên, giáo sư… tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở khu vực châu Á (Trung Quốc, VN, Nhật Bản, Hàn Quốc), Pháp và Mỹ… GS Chen Ching Ho có nhiều công trình nghiên cứu là sách soạn chung và soạn riêng cùng những bài viết nghiên cứu học thuật được viết bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Việt xuất bản nhiều nước trên thế giới.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap